Hoạt động đảm bảo kỹ thuật vận hành hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến trên địa bàn tỉnh năm 2021

Thực hiện nhiệm vụ được lãnh đạo Sở giao Trung tâm quản lý, vận hành kỹ thuật hệ thống thiết bị phục vụ Hội nghị truyền hình trực tuyến, gồm 31 điểm cầu bao gồm: điểm cầu Văn phòng UBND tỉnh, điểm cầu Văn phòng Tỉnh ủy, điểm cầu Ban quản lý khu kinh tế Nghi Sơn và các Khu công nghiệp, điểm cầu Sở TT&TT và 27 điểm cầu tại Văn phòng UBND của 27 huyện, thị xã, thành phố. Trung tâm thường xuyên triển khai các hoạt động nghiệp vụ nhằm thực hiện tốt công tác quản trị và vận hành thông suốt hệ thống truyền hình trực tuyến của tỉnh. Trong năm 2020 đã tổ chức triển khai thành công cho hơn 100 cuộc họp của Tỉnh ủy, Bộ Thông tin và Truyền thông, UBND tỉnh trên hệ thống hội nghị truyền hình của tỉnh

Thực hiện Quyết định 19/2018/QĐ-UBND ngày 29/5/2018 của UBND tỉnh về quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống Hội nghị truyền hình trực tuyến tỉnh Thanh Hóa. Trong tháng 11/2021, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Thanh Hóa tổ chức lớp đào tạo, tập huấn công tác vận hành và bảo quản trang thiết bị tại các điểm cầu của hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh năm 2021. Dự và khai mạc hội nghị có đồng chí Lê Xuân Lâm, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông, chuyên gia Phạm Văn Điệp đến từ Tập đoàn Công nghệ Polycom; cùng hơn 60 cán bộ kỹ thuật đến từ 31 điểm cầu trong hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh.

Qua gần bốn năm đưa vào vận hành, Hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến của tỉnh đảm bảo phục vụ tốt cho hơn 300 cuộc họp giữa các cơ quan Đảng, chính quyền trong toàn tỉnh; và các cuộc họp với các cơ quan Đảng, Chính phủ, các Bộ, ngành ở Trung ương, tổng số hàng trăm lượt điểm cầu kết nối vào hệ thống, với hàng vạn lượt cán bộ, đảng viên tham gia.  Tuy nhiên, bên cạnh đó đang còn một số cuộc họp bị sự cố gây ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới chất lượng cuộc họp, công tác chỉ đạo điều hành trong phiên họp. Để giảm thiểu tới mức tối đa các sự cố trong thời gian tới, bên cạnh các giải pháp như xây dựng kịch bản điều hành, phương án phối hợp kỹ thuật giữa các bên, dự phòng kỹ thuật; giám sát chất lượng đường truyền; thì một trong số giải pháp quan trọng và đặt lên hàng đầu là tăng cường đào tạo kỹ năng vận hành, bảo quản và xử lý các sự cố cho cán bộ trực tiếp vận hành tại các điểm cầu của hệ thống.

LÊ DUY

Trung tâm Công nghệ Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa

 

Các tin liên quan

1. Tăng cường hoạt động cảnh báo nguy cơ mất an toàn thông tin cho các hệ thống thông tin trên địa bàn tỉnh

2. Triển khai công tác ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng

3. Khai trương Cổng thông tin phòng, chống COVID-19 tỉnh Thanh Hóa

4. Trung tâm CNTT&TT Thanh Hóa tổ chức Đào tạo, diễn tập ứng cứu sự cố và đảm bảo an toàn thông tin mạng năm 2021

5. Hội thảo hợp tác cùng phát triển giữa các Trung tâm Công nghệ thông tin - Truyền thông Bắc Trung bộ lần thứ VII năm 2023

6. Thanh Hóa tham gia chương trình diễn tập an toàn thông tin quốc tế APCERT 2023