Tin nhắn được gửi tới cho người dùng với đường link gồm tên ngân hàng và đi kèm đuôi ".vn", đã khiến không ít người đã mắc bẫy của những kẻ lừa đảo. Nhiều người cũng thắc mắc tại sao những tin nhắn giả có thể chèn ngay vào luồng tin nhắn chính thống của ngân hàng.
Tin nhắn được gửi tới cho người dùng với đường link gồm tên ngân hàng và đi kèm đuôi ".vn", đã khiến không ít người đã mắc bẫy của những kẻ lừa đảo. Nhiều người cũng thắc mắc tại sao những tin nhắn giả có thể chèn ngay vào luồng tin nhắn chính thống của ngân hàng.
Ông Trần Ngọc Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông tỉnh Thanh Hoá
Mặc dù vậy, theo các chuyên gia an ninh mạng, người dùng nếu chú ý quan sát có thể nhận ra đây không phải trang web ngân hàng mà thực tế là đường link đến website vn-ibs.top, phần tên ngân hàng thực tế là phần mở rộng thường được sử dụng để tạo các website phụ.
Ông Trần Ngọc Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Cần chú ý đến ký tự đầu tiên của đường link bởi vì với những ký tự đầu tiên đó chúng ta có thể biết đó có phải các website chính chủ hay không. Sau khi kết thúc là .com.vn hoặc .vn thì sẽ phải kết thúc bằng ký tự gạch chéo. Ký tự gạch chéo cho trình duyệt hiểu tên miền đã kết thúc ở đây. Còn sau .com.vn hoặc .vn có một ký tự gạch ngang hoặc gì đó có nghĩa tên miền chưa kết thúc và đây có thể là tên miền giả mạo".
Chuyên gia cũng khuyến cáo, tốt nhất người dân không thực hiện thao tác trên các đường link gửi đến, nếu cần sử dụng dịch vụ ngân hàng hãy gọi điện trực tiếp tới tổng đài của các ngân hàng để xác thực hoặc ưu tiên sử dụng ứng dụng ngân hàng số. Hạn chế tối đa việc ấn vào đường link lạ, tuyệt đối không nhập mật khẩu, mã OTP ở các liên kết nói trên.
Theo truyenhinhthanhhoa.vn